Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Chữa gai cột sống bằng phèn đen

CÂY PHÈN ĐEN LÀ LOẠI CÂY THUỘC HỌ THẦU DẦU, CAO KHOẢNG 3-4M, PHIẾN LÁ RẤT MỎNG, HÌNH TAM GIÁC HẸP, QUẢ CÓ HÌNH CẦU, KHI CHÍN MÀU ĐEN. LOẠI CÂY NÀY THƯỜNG MỌC HOANG Ở VEN RỪNG, VEN ĐƯỜNG HOẶC Ở NÔNG THÔN NGƯỜI TA THƯỜNG TRỒNG ĐỂ LÀM HÀNG RÀO.


Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá cây, vỏ thân cây. Nguyên liệu thuốc được hái về, rửa sạch, phơi khô và cất để dùng dần. Cây phèn đen được khoa học chứng minh là một trong những cây thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như: Đau xương khớp, thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao thì chúng ta cần biết cách sử dụng tránh bị nhầm lẫn với cây phèn trắng hoặc các cây hoang dại khác có hình dáng tương tự.

Cách chữa gai cột sống bằng cây phèn đen


Ngoài một số phương pháp chữa gai cột sống như uống thuốc Tây, châm cứu, vật lý trị liệu thì phương pháp sử dụng các loại cây thuốc nam được khá nhiều người áp dụng. Vì ưu điểm của bài thuốc là không tốn kém, hiệu quả mang lại khá cao và ít có khả năng gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.

Để thực hiện bài thuốc này cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Cây phèn đen khô 30g, lá lốt 30g, cây cỏ xước 20g, rễ gấc 10g, lá bưởi bung 20 gam.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị đem rửa sạch bụi bẩn, sao vàng phần lá bưởi bung, cỏ xước, lá lốt, rễ gấc. Cho nguyên liệu vào ấm sắc thuốc và đổ khoảng 2 lít nước. Sắc thuốc với lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng. Sau đó tắt bếp và chắt lấy nước chia làm 3 phần bằng nhau uống vào 3 bữa mỗi ngày. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để thuốc dễ hấp thụ hơn. Đau lưng là triệu chứng gì

Lưu ý: Đây là bài thuốc dân gian chữa bệnh về xương khớp, vì vậy để đạt hiệu quả cao cần chú ý thực hiện kiên trì và thường xuyên trong thời gian dài. Ngoài ra, thuốc có hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:



Cơ địa mỗi người khác nhau nên tác dụng nhanh hay chậm khác nhau.

Trong khi điều trị bệnh, người bệnh cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Không ăn nội tạng động vật và những thực phẩm giàu chất béo, chất đạm.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Tập thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể, hạn chế ngồi hoặc nằm quá nhiều sẽ khiến khớp bị khô cứng. Tuyệt đối không được bưng bê, mang vác vật nặng quá sức.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Hạn chế khô khớp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét